Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ, khi bé bắt đầu làm quen với mùi vị thức ăn, bộ máy tiêu hóa non nớt của bé bắt đầu tập tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm, cơ hàm của bé cũng dần hoàn thiện trong giai đoạn này. Khi nào thì bắt đầu cho bé ăn dặm là câu hỏi rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc.
DẤU HIỆU BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĂN DẶM?
- Bé có háo hức khi thấy người lớn ăn không? Có khi bé còn mở miệng hoặc cố gắng chụp lấy cái thìa của mẹ. Mẹ có thấy áy náy với thái độ đòi ăn của bé mà mẹ không cho không?
- Bé có vẻ hay đói hơn bình thường? Điều này thể hiện ở chỗ sau cữ sữa bình thường bé có vẻ không thỏa mãn. Bé đói sớm hơn dù chưa tới cữ bú. Nếu loại trừ khả năng mọc răng hay bị bệnh (gây cảm giác khó chịu cho bé), bạn sẽ thấy rằng bé cần thỏa mãn khả năng ăn đang càng ngày càng tăng của mình.
- Bé có thể giữ đầu vững? Điều này sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn. Ở tuổi này, không phải tất cả trẻ sơ sinh có thể ngồi mà không cần hỗ trợ. Vì vậy điều quan trọng là đầu bé có thể tự giữ vững, khi ngồi ăn thì có thể hỗ trợ bé (chêm gối, các loại ghế nhiều cấp độ ngửa…).
- Phản xạ bú của trẻ có giảm đi? Mẹ thử cho thìa vào miệng bé mà bé ít dùng động tác mút hơn, tức bé có dấu hiệu có thể ăn dặm.
KHI NÀO QUYẾT ĐỊNH CHO BÉ ĂN DẶM?
Đó là khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, tức tròn đủ 5 -6 tháng chứ không phải bước qua tháng thứ 5 hay bước qua tháng thứ 6. Nếu bé sinh thiếu tháng thì có thể dời thời điểm ăn dặm lại trễ hơn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì hãy đợi con đủ 6 tháng tuổi (180 ngày) mới cho bé ăn dặm.
Ví dụ về thời điểm ăn dặm: Nếu bé sinh ngày 1/1 thì thời điểm ăn dặm lúc tròn đủ 5 tháng là 1/6, tròn đủ 6 tháng là 1/7.
Nhưng quan trọng hơn hết mẹ hãy đọc các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm của bé. Mẹ hãy chú ý những điểm sau:
- Hãy bắt đầu bằng việc KHÔNG ÉP BÉ BÚ vì sợ con đói.
- Và cũng ĐỪNG ÉP BÉ ĂN khi ăn dặm.
- KHÔNG BỔ SUNG VIỆC BÉ BÚ ÍT BẰNG ĂN DẶM. Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ nhu cầu của bé chứ không phải mẹ thấy bé ăn ít quá nên muốn bổ sung cho bé bằng ăn dặm.
- ĐỪNG BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH ĂN DẶM KHI BÉ BIẾNG BÚ: Ăn dặm là bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của bé nên mẹ hãy bắt đầu khi bé vui, khỏe mạnh. Không bắt đầu khi bé biếng bú hoặc đang bệnh, đơn giản vì bé sẽ chẳng thích ăn gì khi đang mệt.
*** BÀI VIẾT THAM KHẢO CHO MẸ:
- Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật chính là tập cho bé một thói quen ăn uống tốt, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Đó là lý do tại sao phương pháp ăn này chia thành 4 giai đoạn tập ăn cơ bản:
- Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm
- Giai đoạn 1 (trẻ từ 5 đến 6 tháng)
- Giai đoạn 2 (trẻ từ 7 đến 8 tháng)
- Giai đoạn 3 (trẻ từ 9 đến 11 tháng)
- Giai đoạn 4 (trẻ từ 12 đến 18 tháng)
- Mẹ nên tham khảo thêm những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm để giúp bé rèn luyện thói quen ăn uống tốt, đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp mẹ thoải mái, không còn áp lực khi cho bé ăn.