Bà bầu bị sưng chân, phù chân khi mang thai?

bà bầu bị sưng chân phù chân khi mang thai

Sưng chân, phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ. 3 tháng cuối của thai kì, trọng lượng của thai nhi tăng lên nhanh chóng, chèn ép vào ổ bụng và khiến các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực từ đó máu khó chảy về tim thuận lợi. Một số chị em chỉ xuất hiện sưng phù chân trong một thời gian ngắn (1 vài ngày hoặc vài tuần) rồi biến mất nhưng cũng có người sưng phù chân cho đến ngày sinh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng sưng phù chân ở bà bầu:
– Mặc đồ quá chật;
– Có thai và thai lớn;
– Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng;
– Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
– Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi;
– Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì;
– Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh và trong thai kỳ;
– Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều;
– Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông;
– Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài;
– Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ;
– Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh;
Các biện pháp xử lý chứng sưng phù chân ở bà bầu:
– Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu…
Nếu phù chân kéo dài lâu ngày kèm theo triệu chứng đau đầu, đau bụng, mờ mắt thì mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt vì sưng phù cũng là dấu hiệu của tiền sản giật.
– Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
– Thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.
– Tập thể dục vừa phải, đều đặnsẽ giúp máu lưu thông dễ dàng xuống các chi dưới.
– Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu hóa để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
– Vào ban đêm trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể ngâm chân nước ấm. Điều này không chỉ có lợi cho giấc ngủ mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu.

Related posts

Leave a Comment