Hiện nay việc sử dụng thảo dược truyền thống và các phương pháp chăm sóc bằng tự nhiên khi bé bệnh đang được nhiều mẹ quan tâm và áp dụng. Tìm hiểu những phương pháp và liệu pháp nào là được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng và những trường hợp nào mà các mẹ cần lưu ý phải tìm đến tư vấn bác sĩ ngay.
LƯU Ý KHI TRỊ HO BẰNG THẢO DƯỢC CHO BÉ DƯỚI 1 TUỔI
– Các bé dưới 6 tháng tuổi việc chữa trị bằng các hình thức loại thảo dược sẽ không đem lại bất cứ hiệu quả, thậm chí gây nhiều nguy hiểm đến gan và não của bé.
– Không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
TRỊ HO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN CHO BÉ DƯỚI 3 THÁNG TUỔI
KHÔNG sử dụng bất cứ thảo dược hay thuốc trị ho nào khác (mà không tư vấn bs), chỉ sử dụng các biện pháp an toàn sau:
+ Bú mẹ thường xuyên hơn (đây là lời khuyên của tất cả các tổ chức Y tế thế giới khuyên).
+ Có thể cho bé uống 2 thìa nước sau mỗi cơn ho.
+ Tương tác da kề da với bé thường xuyên hơn, nên dành ít nhất 20 phút tương tác với bé trước bú.
+ Khi bé ho, có thể cho bé nằm tựa lưng lên bụng bạn, 2 chân bạn dang ra, cho 2 chân bé duỗi thẵng ở giữa 2 chân bạn, 2 tay bạn vòng qua ôm lấy lồng ngực bé, khi bé ho, bạn nghiêng về phía bé 1 góc nhọn để tạo 1 áp lực nhẹ lên cơ bụng của bé để giúp cơn ho giảm dần.
TRỊ HO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN CHO BÉ TỪ 3 – 6 THÁNG TUỔI
KHÔNG sử dụng bất cứ thảo dược hay thuốc trị ho nào mà không tư vấn bác sỹ, chỉ sử dụng các biện pháp an toàn như:
+ Áp dụng 3 phương pháp của 3 tháng tuổi.
+ Khi bé ho không dứt, có thể cho bé xông hơi nước nóng, (kiểm tra thân nhiệt bé trước để đảm bảo bé không đang bị sốt), đặt một thau nước nóng giữa phòng tắm, bế bé mình trần trên tay trong 5 phút để hơi nước tản khắp phòng, sau đó quấn quanh bé bằng khăn lông lớn và khô để lau khô và giữ ấm bé ngay sau khi xông hơi, ngày chỉ làm 2 lần.
+ Dùng tinh dầu hoa cúc và hoa oải hương nhỏ 1-2 giọt vào lòng bàn tay bạn, xoa vùng ngực và lòng bàn chân bé. Tuy nhiên 1 số bé có thể có làn da nhạy cảm với tinh dầu (chỉ có 2 loại tinh dầu trên được xem là an toàn đối với bé dưới 6 tháng tuổi, nhưng nên thử 1 giọt ở lòng bàn chân bé trước). LƯU Ý: Tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp, không được dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi.
TRỊ HO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN CHO BÉ TỪ 6 THÁNG TUỔI – 15 THÁNG TUỔI
+ Áp dụng các phương pháp ở độ tuổi trên.
+Nếu bé ho có đàm (nhớt màu xanh, vàng), khi ăn dặm nên tránh chuối, sữa chua, phô mai, yến mạch, không dùng dầu khuynh diệp và bạc hà.
+Nếu bé ho khan, có thể cho bé dùng 3-4 muỗng nước giúp bé giảm ho gồm: ½ muỗng đường nâu pha với 1 chén nước ấm, dùng khi ấm. Cho bé dùng ngày 3-4 lần, giữa các cơn ho.
+ Bé từ 10 tháng tuổi có thể cho bé dùng súp giảm ho gồm: 4 chén nước + 1 muỗng dầu oliu + 1/2 củ hành tím + 4 tép tỏi nhỏ + 1 lát gừng + 1/2 chén cà rốt cắt hạt lựu + 1/2 chén nấm nấm hương + ½ lát rễ cây đậu váng + 1/2 chén bông cải xanh.
CÁCH NẤU: để dầu nóng, cho hành, tỏi và gừng vào xào đến khi mềm và có mùi thơm. Sau đó, cho nấm, rễ cây đậu váng và cà rốt vào xào nhẹ, cho nước vào và ninh mềm trong 1 tiếng, 5 phút cuối cho bông cải xanh vào, tắt bếp, lấy rễ cây đậu váng ra, hỗn hợp nghiền, chia làm 4 phần, cho bé dùng 4 cữ trong ngày, nên dùng lúc ấm.
+Có thể dùng tinh dầu chanh, tinh dầu quýt, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu thông kim, nhỏ 3-5 giọt vào lòng bàn tay xoa vùng ngực, lưng và lòng bàn chân của bé. Tuy nhiên 1 số bé có thể có làn da nhạy cảm với tinh dầu (nên thử 1 giọt ở lòng bàn chân bé trước).
TRỊ HO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN CHO BÉ TỪ TỪ 1.5 TUỔI – 3 TUỔI
+ Áp dụng các phương pháp trên.
+ Bé trên 1.5 tuổi có thể dùng liệu pháp mật ong. Cho bé dùng 1/2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất trước đi ngủ giúp cải thiện hiệu quả cơn ho cho bé.
+ CÁCH LÀM mật ong chanh trị ho cho bé: ¾ chén mật ong nguyên chất + ¼ chén dầu oliu nguyên chất + 2 muỗng canh nước chanh. Hòa và trộn đều hỗn hợp, giữ lạnh và nên dùng trong 2 tuần, mỗi lần dùng ½ muỗng café (2.5ml) trước đi ngủ.
LƯU Ý: KHI NÀO CẦN ĐƯA BÉ ĐẾN BÁC SỸ:
+Khi bé ho trên 7 ngày (các biện pháp trên không hữu hiệu và bé không có dấu hiệu giảm dần cơn ho).
+Khi ho có xuất hiện thêm 1 trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 38 độ (bé dưới 3 tháng tuổi) và sốt trên 39 độ (bé trên 3 tháng tuổi), có đàm xuất hiện nhiều, thở bé khó khăn, quấy khóc nhiều, bỏ bú nhiều cữ trong ngày.