Mẹo hay khi bé khóc đòi bế giúp bé thư giãn nhanh

“Tại sao bé khóc đòi bế và chỉ ngủ khi được bế, mẹ phải làm gì?” một câu hỏi thường xuyên của các bậc bố mẹ mới có con lần đầu đang cảm thấy căng thẳng và kiệt sức.

3 tháng đầu của hành trình làm cha mẹ thường được coi là thời điểm khó khăn nhất. Các trẻ sơ sinh trong nhóm tuổi này được chẩn đoán là đang phải chịu đựng các cơn đau bụng colic, một chẩn đoán mà ngay cả các bác sỹ cũng không biết tại sao các bé lại cảm thấy không thoải mái và các bậc bố mẹ không thể ngừng cơn khóc của con.
be-khoc-doi-be
Thời điểm này được cho là giai đoạn chuyển tiếp của các em bé từ “thế giới trong tử cung mẹ”. Khi bé được sinh ra, các bé chưa chuẩn bị cho cuộc ống bên ngoài tử cung mẹ. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ vẫn được coi là sơ sinh trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu của cuộc sống để có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài.

be-khoc-doi-be-3

Bên trong tử cung thường rất tối và bé được bao quanh bởi nước ấm, thường là 37 độ C, bé chưa bao giờ tiếp xúc với không khí trước đó, hay bị bỏ một mình lạnh lẽo. Khi mẹ mang thai, bé luôn có mối liên hệ với mẹ. Thêm vào đó môi trường xung quanh bé lúc nào cũng mềm, bé chưa bao giờ mặc một bộ quần áo hay bị ở trong nôi lạnh. Trong tử cung luôn có tiếng động thường xuyên từ tiếng tim mẹ đập và tiếng ruột tiêu hóa. Sau khi sinh, bé phải làm quen với rất nhiều âm thanh khác nhau. Trong quá trình mang thai, bé sử dụng phần lớn thời gian trong tư thế chúc đầu xuống, tư thế thuận lợi cho quá trình sinh nở. Sau sinh phần lớn thời gian bé trong tư thế nằm thẳng bằng lưng. Vì sống trong môi trường nước nên mọi mùi vị dường như không có, trong khi lúc bé ra đời bé phải cảm nhận hàng trăm giác quan mỗi ngày. Và cuối cùng, lúc trong bụng mẹ bé chưa bao giờ có cảm giác đói hay khát, là những cảm giác mới mẻ của bé khi chào đời. Những thay đổi từ “Thế giới bụng mẹ” ra “Thế giới trái đất” thật sự rất khác biệt, nên không có gì ngạc nhiên khi con khóc rất nhiều.

Để tái tạo lại môi trường tự nhiên trong bụng mẹ là khá đơn giản theo các cách sau đây, điều mà giúp dỗ bé nín khóc và đi vào giấc ngủ ngon.

1. Di chuyển
Khi bé nằm trong bụng mẹ, mỗi khi mẹ bầu di chuyển làm bé được đung đưa theo. Em bé sau sinh cũng thích di chuyển, nhưng không lâu sau đó lại được đặt xuống chỗ có cảm giác hơi đung đưa. Đung đưa bé bên nọ sang bên kia hay di chuyển như mô phỏng bước chân hay như xe ô tô đi trên đường gập ghềnh.

be-khoc-doi-be-4

2. Âm thanh
Em bé thích âm thanh nhưng không phải nhiều loại âm thanh như chúng ta nghĩ. Âm thanh của 1 cái máy hút bụi hay máy sấy tóc lại dễ làm cho bé bình tĩnh. Các âm trầm giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ hơn.

3. Tư thế
Ôm bé trong tư thế tự nhiên, dưới phần bụng, như tư thế “hổ con trèo cây”, trong yoga dành cho em bé, sẽ đem lại hiệu quả thần kỳ làm bé nín khóc.

dat-be-nam-sap-tren-tay-me-de-be-nin-khoc-nhanh

4. Cho bú
Nếu bé đói, không gì có thể làm bé ngưng bé khóc. Hãy cho bé ăn theo nhu cầu chứ không theo thời điểm cố định. Bé có thể không cần 1 bữa no căng mà có thể chỉ là 1 bữa nhỏ hoặc 1 vài ngụm bú mẹ. Vài ngụm này có thể rất quan trọng để xương sọ của bé trở lại vị trí cũ sau khi sinh. Việc này cũng giúp kích thích tiết sữa mẹ.

cach-cho-be-bu-me-2

5. Tắm nước ấm
Đôi khi tắm cho bé trong bồn nước ấm có thể ngưng cơn khóc của bé. Điều này có thể tốt hơn nếu bố hoặc mẹ tắm cùng bé trong bồn tắm lớn, như phương pháp da tiếp da giúp bé thư giãn và bình tĩnh hơn.

tam-cho-be

6. Quấn bé
Quấn bé bằng tã giúp tái hiện cảm giác chật chội như trong bụng mẹ, nhưng không được quấn quá chặt vùng hông bé. Hãy cẩn thận với những tín hiệu khi bé đói và tiếp xúc da kề da với bé.

quan-ta-cho-be

7. Mặc quần áo
Mặc cho bé những bộ quần áo nhẹ là cách tốt để giúp bé bình tĩnh và thoải mái hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng bé được mặc quần áo thường xuyên khóc ít hơn các bé ko mặc.

chuan-bi-do-cho-be-so-sinh-1

Related posts