Cẩn thận ngộ độc khi ăn khoai tây có những dấu hiệu này

Cẩn thận ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm

Mình tin rằng các bạn thấy khá khó chịu khi nhìn thấy những củ khoai tây chuyển màu xanh và mọc mầm phải không và hành động sau đó là: “Thui cắt bỏ đi là xong, cho an toàn”. Có bao nhiêu lần bạn cắt bỏ mầm của khoai tây và tiếp tục chế biến rồi? Sau khi cắt bỏ, liệu ăn chúng có an toàn không? Các chuyên gia sức khỏe và nhà nghiên cứu nói gì về vấn đề này?

khoai-tay-moc-mam

Trong KHOAI TÂY gồm 2 chất có thể gây độc cho con người với nồng độ cao là solanine và chaconine. Bản thân khoai tây tươi, vỏ và thịt nó đều chứa 2 chất này. Tuy nhiên, vỏ khoai tây chứa nồng độ 2 chất này cao hơn thịt khoai tây từ 3-10 lần tùy loại khoai tây. Tỷ lệ gia tăng các chất này phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ khi bảo quản. Nếu bảo quản trong tối ở nhiệt độ 7o độ thì tỷ lệ tích trữ solanine chỉ bằng 1/5 so với bảo quản ở 24oC và nơi có ánh sáng. Nấu nướng không làm mất chất độc solanine. Người 80kg nếu ăn 180mg solanine/100g vỏ khoai tây có thể bị ngộ độc solanine. Mức độ solanine tập trung cao ở những KHOAI TÂY MỌC MẦM (lúc này nồng độ solanine khoảng 30mg/100g trọng lượng tươi), đặc biệt khu vực và phần vỏ quanh mầm, trong khi phần thịt trung tâm lõi thì ít solanine hơn.

Ngộ độc khoai tây tuy hiếm gặp, chủ yếu là ngộ độc solanine (khi ăn khoai tây chứa lượng lớn solanine) gây ra các triệu chứng sau nhức đầu, đau bụng, ói, mệt mỏi, tiêu chảy. Đây là ngộ độc cấp. Nên nhập viện ngay khi có các dấu hiệu trên sau khi ăn khoai tây để được xử lý cấp cứu khử độc, vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

dieu-phai-biet-khi-an-khoai-tay

CÁCH BẢO QUẢN KHOAI TÂY:

Khoai tây mua về nên bỏ vào túi giấy, để vào ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 7 ngày (tránh bảo quản lâu, để hạn chế chất độc solanine tập trung cao nhất)

Cẩn thận ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm
Bảo quản khoan tây bằng túi giấy

LƯU Ý KHI ĂN KHOAI TÂY:
– NẾU thấy khoai tây có vùng vỏ xanh nhiều thì nên gọt bỏ vỏ khoai tây khi chế biến và ăn.
– NẾU khi ăn khoai tây thấy đắng hơn bình thường thì không nên ăn nó nữa vì solanine đã tích trữ cao, có thể gây độc.
– NẾU KHOAI TÂY MỌC MẦM thì cắt sâu và bỏ vùng khu vực màu xanh quanh mầm, chỉ nên ăn vùng thịt khoai tây ở giữa. Tốt nhất nên ăn khoai tây tươi và bảo quản lâu, vỏ sáng màu, không mọc mầm.
Trong khi bảo quản, Khoai tây có vỏ chuyển màu xanh hay mọc mầm thì tốt nhất KHÔNG ĂN. NẾU đã gọt vỏ bỏ phần màu xanh và cắt sâu bỏ vùng mầm (nếu có), mà ăn vẫn thấy đắng thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC ĂN.

Related posts