Gạo nhiễm thạch tín đang gây hoang mang dư luận, hãy tìm hiểu cách chọn gạo an toàn cho gia đình. Đầu tháng 4/2016, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Mỹ đưa ra những thay đổi mới trong giới hạn nồng độ cho phép của thạch tín trong gạo và điều này gây nhiều hoang mang, lo lắng cho các mẹ vì gạo là thực phẩm chính trong bữa ăn gia đình cũng như bữa ăn dặm của các bé.
THẠCH TÍN LÀ GÌ?
Thạch tín hay còn gọi là Arsenic là một chất tự nhiên, có ở khắp nơi, có thể trong nước (sông hồ, biển) hoặc trong đất và không khí. Có 2 dạng là hữu cơ và vô cơ. Dạng vô cơ là dạng đáng quan tâm vì liên quan nhiều đến vấn đề sức khỏe nếu dư thừa, thường tìm thấy trong các loại thực phẩm. Cơ thể có thể loại bỏ nếu thạch tín nếu nằm trong nồng độ giới hạn cho phép.
Thạch tín là chất độc khét tiếng trong lịch sử con người, trước đây thạch tín được sử dụng rất nhiều ở Trung Quốc để đầu độc giết người bởi thạch tín không vị, không mùi và các triệu chứng ngộ độc là không rõ ràng và lâu dài tùy theo liều lượng. Trong sách đông y cổ truyền cũng có một số bài thuốc sử dụng thạch tín ở liều lượng rất nhỏ để chữa bệnh. Ngày nay thạch tín và các hợp chất của nó được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu hoặc để xử lý gỗ, tuy nhiên nhiều quốc gia đã cấm sử dụng thạch tín vào những mục đích trên bởi tác hại nguy hiểm và nguy cơ ngộ độc cao.
TÁC HẠI CỦA THẠCH TÍN VỚI CƠ THỂ?
Khi thạch tín được nuốt vào cơ thể, thậm chí ở liều lượng nhỏ nhưng trong một thời gian dài thì xuất hiện sự ngộ độc thạch tín.
- Các triệu chứng sớm của nhiễm độc thạch tín cấp bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ, suy nhược, phù nề da.
- Gây tổn thương da. Các triệu chứng đầu tiên thường là các đốm sẫm màu và đốm trắng trên da. Đốm sẫm màu thường xuất hiện dưới dạng hình giọt nước trên thân thể hay chân tay, đôi khi cả trên niêm mạc như lưỡi, lâu dần gây sừng hoá trên bàn tay, chân.
- Các nghiên cứu của Trung Quốc, Mỹ, Anh và nhiều nước khác đã chỉ ra rằng thạch tín là chất sinh ung thư da, phổi và lách, bàng quang.
4 CÁCH CHỌN GẠO AN TOÀN, ÍT NHIỄM THẠCH TÍN:
- Chọn gạo có xuất xứ:
Theo báo cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, sau các xét nghiệm trên các mẫu gạo đến từ 20 quốc gia thì gạo Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam có mức thạch tín nằm trong giới hạn cho phép và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên gạo xuất từ Trung Quốc là nên tránh vì không nằm trong 6 quốc gia an toàn trong báo cáo.
- Chọn loại gạo:
– Gạo Jasmine (thường phổ biến ở Châu Á), gạo Basmati (thường ở châu Âu, Úc và Bắc Mỹ) và gạo sushi Nhật Bản là những loại gạo có hàm lượng thạch tín thấp nhất.
– Gạo trắng ít thạch tín hơn gạo nâu (gạo lứt) hay nguyên cám.
– Nui (pasta) làm từ gạo cũng nằm trong danh sách an toàn về thạch tín để lựa chọn cho các bé.
– Các danh sách đen nên tránh vì nguy cơ dư thạch tín rất cao (đặc biệt lâu dài có nguy cơ dẫn tới các bệnh ung thư da, phổi khi các bé lớn): các bột ăn dặm làm sẵn (làm từ gạo), bánh gạo, sữa từ gạo.
Lưu ý, nếu ăn bánh gạo dưới 3 cái/tuần, sữa gạo thì không khuyên dùng cho bé dưới 4.5 tuổi.
CÁCH CHẾ BIẾN GẠO AN TOÀN:
Áp dụng các bước sau để loại bỏ tối đa thạch tín có trong gạo:
– Rửa gạo: nên ngâm gạo với nước tỷ lệ 100g gạo thì ngâm 600ml nước để trong 3 phút, lập lại 2 lần.
KHẨU PHẦN ĂN GẠO CỦA BÉ DƯỚI 12 TUỔI TRONG TUẦN:
Khẩu phần ăn gạo tham khảo trong tuần cho các bé dưới 12 tuổi như sau:
–> 5 ngày gạo
–> 1 ngày nui/bún
–> 1 ngày bánh mì (bột mì)/khoai tây/khoai lang/miến
1 bữa ăn nên giới hạn 45g gạo (hoặc tương đương 135-150g cơm) và kết hợp cân bằng với thành phần khác.