Chứng táo bón ở trẻ độ tuổi chập chững biết đi

Trẻ nhỏ có bản chất tự nhiên là thay đổi bất chợt, chóng mặt, ngay việc đi tiêu của trẻ. Có những bé đi tiêu đều đặn ngày 1 lần chính xác như đồng hồ, ngược lại có những đứa trẻ khác có thể hai, ba hay thậm chí nhiều ngày mà không đi cầu. Một ngày mà trẻ không đi cầu có thể làm cha mẹ lo lắng, nhưng đối với trẻ nhỏ táo bón thường không phải là dấu hiệu của của bất cứ căn bệnh nghiêm trọng nào và cũng là vấn đề dễ giải quyết thông qua chế độ ăn uống.

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị táo bón và xử trí như thế nào?
Táo bón là khi con đi cầu đau và phải rặn, khối phân khô cứng. Con bạn có thể bị táo bón trong một thời gian ngắn nhưng nếu bé táo bón quá hai tuần, bạn nên đưa con tới khám bác sĩ nhi.

04 Jun 2001 --- Innocent problems --- Image by © Norbert Schaefer/CORBIS

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi những dấu hiệu bao nhiêu lâu con đi tiêu một lần, con đau như thế nào, khối phân có hình dạng như thế nào, có máu trong phân không, ở trong hay bao phủ thế nào khối phân, ngoài ra bạn cần quan tâm tới những dấu hiệu khác như:
– Đau bụng
– Đầy hơi
– Buồn nôn
– Mất cảm giác ngon miệng
– Cáu kỉnh
– Khóc hay la hét khi đi cầu
– Tránh rặn (xiết chặt mông, gồng người, mặt chuyển đỏ, đổ mồ hôi, hay khóc)
– Dây phân trong tã hoặc đồ lót
Nguyên nhân của táo bón
– Chế độ ăn: chế độ ăn gây táo bón là chế độ quá nặng thực phẩm chế biến và đồ ngọt, quá ít chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây), thiếu nước cũng dẫn đến táo bón. Bất kỳ sự thay đổi trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như khi chuyển bé từ sữa mẹ hoặc sữa bột và sữa bò hoặc bắt đầu thức ăn mới cũng có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa.
– Lười đi cầu: các trẻ độ tuổi này quan tâm đến chơi nhiều hơn là ngồi bô. Một số trẻ còn ngại và xấu hổ hay ngại sử dụng nhà vệ sinh đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng. Trẻ con có thể chống lại việc tập đi cầu bằng cách nhịn đi cầu. Sợ cảm giác đau khi đi cầu trong quá khứ làm bé sợ đi cầu. Và hậu quả là bé đi cầu còn khó khăn hơn và phân cứng khô hơn.

trẻ-bị-táo-bón4
– Thiếu hoạt động thể chất: thiếu vận động làm cho nhu động ruột bị chậm ảnh hưởng đến hình thành và tống phân của trẻ.
– Bệnh: bé có thể giảm cảm giác thèm ăn, do bệnh đường tiêu hóa hoặc bệnh khác có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn của bé gây táo bón.
– Thuốc: một số loại thuốc bổ sung có thể dẫn đến một đứa trẻ bị táo bón, trong đó có bổ sung sắt, calci liều cao hoặc thuốc giảm đau có chất gây mê.
– Tình trạng thể chất: trong một vài trường hợp hiếm gặp, trẻ bị táo bón thường xuyên là do phình giãn đại tràng bẩm sinh, những táo bón do tổn thương não trong hội chứng tự kỷ hoặc bại não…
Xử trí khi trẻ bị táo bón
– Thay đổi chế độ ăn: để làm mềm phân và giúp dễ đi cầu, ta cần tăng lượng chất lỏng và chất xơ cho con, thức ăn giàu xơ bao gồm trái cây và nước ép trái cây có chứa sorbitol (mận, xoài, lê), rau (hoa lơ xanh, đậu hà lan, rau nhớt như rau đay, mùng tơi), khoai lang, đậu, ngũ cốc. Hạn chế các loại thức phẩm tăng táo bón như thực phẩm béo, nhiều tinh bột hoặc nhiều đạm động vật.

rau-mong-toi-chua-tao-bon
– Tập thể dục: hãy đảm bảo con bạn được vận động thể chất, vui chơi ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày.

tap-the-duc-cho-tre-tao-bon
– Cải thiện thói quen đi đại tiện: hãy tập ngồi bô mỗi ngày, vào giờ nhất định, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc bất cứ khi nào con muốn đi. Hãy để bé ngồi ít nhất 10 phút mỗi lần. khen ngợi và thưởng cho bé mỗi khi đi cầu được là một câu chuyện hay một nhãn dán để bé thấy đây là một kinh nghiện tích cực.

Lí-do-trẻ-ăn-nhiều-rau-vẫn-táo-bón
– Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc chữa bệnh đang dùng có thể gây táo bón, nếu tình trạng trẻ táo bón nặng kéo dài mà các phương pháp trên không cải thiện cần được tư vấn của bác sỹ.

Related posts