Gần đây, nhiều cha mẹ quan tâm đến vấn đề: “Mặc dù bé vẫn được cho ăn chế độ cân bằng nhưng bé cũng không tăng cân. Liệu bé có bị kém hấp thu dinh dưỡng không?”
Cha mẹ thường lúng túng, lo lắng khi gặp tình huống này và nghĩ rằng do bé kém hấp thu, nên tăng trưởng kém, dẫn đến bổ sung nhiều Thực phẩm chức năng bừa bãi. Nếu bé bị kém hấp thu thì việc bổ sung Thực phẩm chức năng thông thường không giải quyết được vấn đề vì kém hấp thu là dạng tổn thương đến quy trình hấp thu chất dinh dưỡng (đa phần ở ruột) để đưa chất dinh dưỡng vào máu và hấp thụ.
Trong việc chậm tăng trưởng ở trẻ thì kém hấp thu là 1 nguyên nhân rất hiếm, nếu xảy ra sẽ chỉ xảy ra 1-2 ngày và sẽ tự khỏi vì những tổn thương ruột là dễ phục hồi, trừ khi tổn thương quá lớn ảnh hưởng rộng, dẫn đến việc kéo dài tình trạng. Nếu kéo dài hơn 1-2 ngày và từ 2 triệu chứng sau trở lên thì nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để chẩn đoán.
* Thường xuyên đau bụng hoặc ói nôn
* Phân đi nhão, có mùi tanh
* Thường bị bệnh viêm, cảm, sổ mũi
* Da khô, nứt nẻ
* Tăng trưởng chậm (có thể lên đến 4 tháng)
* Quấy khóc bất thường, mệt mỏi.
Nếu bé ăn bình thường mà chậm tăng trưởng thì đa phần các bé không tăng cân là do những nguyên nhân sau:
1. Do bé tự điều chỉnh, cân nặng các bé không phải lúc nào cũng tăng đều đều, nó sẽ có những lúc tăng chậm hoặc giảm để phù hợp với phát triển của bé.
2. Xem lại thành phần bữa ăn có đủ các nhóm chất không. Kết hợp các loại thức ăn có gây cản hấp thu không, chọn những thực phẩm giúp tăng cường hấp thu. (Ví dụ: thực phẩm giàu sắt thì nên ăn cùng với thực phẩm giàu Vitamin C).
3. Xem lại phân bố nước trái cây, sữa và nước (thường gặp các bé trên 1 tuổi). Quá nhiều (đặc biệt nước trái cây) làm bé giảm lượng các chất khác. Việc ăn trái cây tươi cũng nên lưu ý không quá nhiều và thường xuyên, đường fructose bên trong các loại trài cây thường sinh ra khí (nếu ăn nhiều và gần các bữa chính), sẽ làm bé hấp thu không tốt các chất khác.