Có nên dùng nước muối sinh lý khi bé bị nghẹt mũi?

Có nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý?

Bị nghẹt mũi là triệu chứng thông thường ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nguyên nhân thông thường là thời tiết thay đổi. Mũi có thể đóng vảy hoặc bị tắc bởi dịch nhầy gây khó thở cho bé. Vi khuẩn có thể phát triển trong các mảng vẩy này hoặc dịch nhầy này. Vi khuẩn đi vào thường do bé hay dụi mũi hoặc tiếp xúc với những làn hơi thở của những người xung quanh.

ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KHÔNG LO LẮNG:
Cha mẹ thường thấy bé thở khó khăn và nghĩ rằng bé không biết tự thở bằng miệng. Các bé có thể tự điều chỉnh thở bằng miệng trong trường hợp bé cảm thấy khó thờ bằng mũi. Tuy nhiên, trong lúc bú hoặc lúc ngủ, bé có thể khó chịu hơn vì gặp nhiều khó khăn để thở bằng miệng, do đó cha mẹ nên chú ý những thời điểm này.

DÙNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ?
Nước muối sinh lý được khuyên dùng và có hiệu quả trong các trường hợp nghẹt mũi khô, đóng vẩy.

Đối với triệu chứng nghẹt mũi do chất nhầy, cha mẹ được khuyên kết hợp sử dụng nước muối sinh lý và bóp hơi hình tròn.

Có nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý?
Có nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý?

CÓ HẠI GÌ KHI DÙNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ THƯỜNG XUYÊN ĐỂ RỬA MŨI CHO BÉ KHÔNG?

Nước muối sinh lý là được khuyên dùng cho các trường hợp bị nghẹt mũi ở bé vì nó không phải là thuốc và không gây kích ứng cho bé. Các thuốc nhỏ mũi chuyên biệt (VD có bổ sung thêm kháng sinh vào) cần phải có tư vấn chuyên gia sức khỏe trước khi dùng.

Đối với các bé dưới 6 tuổi, cha mẹ nên chọn nước muối sinh lý, không có chứa thành phần bảo quản (preservatives).

Việc rửa và hút mũi cho bé chỉ nên làm khi bé nghẹt mũi nhiều, và chỉ làm không quá 3-4 lần/ngày (trước bú hoặc trước đi ngủ), nhưng không làm 2 lần bú gần nhau. Việc lạm dụng rửa và hút mũi cho bé quá nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của bé, gây tiết nhiều chất nhờn và làm tình hình thêm phức tạp.

Related posts

Leave a Comment