Có các thành phần mỹ phẩm và phương pháp làm đẹp, chăm sóc da khi mang thai cần lưu ý vì chúng có thể gây hại cho thai nhi hoặc đơn giản là chưa có cơ sở chứng minh rằng nó hoàn toàn an toàn. Nếu bạn đang có ý định hoặc cố gắng có em bé, hãy lưu ý đến những thói quen làm đẹp da và các loại mỹ phẩm sau đây. Nó là những thói quen chăm sóc da khi mang thai quan trọng để giữ cho bạn và bé được an toàn và khỏe mạnh.
Tránh tẩy xoá nốt ruồi
Mặc dù loại bỏ một nốt ruồi là một thủ thuật nhỏ tuy nhiên nó có nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu. Nốt ruồi có thể thay đổi kích thước, màu sắc khi mang thai. “Nếu bạn muốn tẩy xoá nốt ruồi, làm điều đó trước khi quyết định có thai hoặc chờ cho đến sau khi sinh con”, bác sĩ da liễu Karyn Grossman cho biết. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy khối u ác tính phát triển mạnh và nguy hiểm hơn ở phụ nữ mang thai. Một nghiên cứu 01/2016 phát hiện ra rằng những người phụ nữ được chẩn đoán có khối u ác tính trong khi mang thai hoặc trong vòng một năm sau khi sinh có khả năng tử vong cao gấp 5 lần và khả năng lây lan ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể cao gấp 7 lần. Những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, chẳng hạn mức estrogen tăng cao, có khả năng thúc đẩy bệnh ung thư.
Tạm biệt mỹ phẩm có chứa retinoid
“Chắc chắn ngưng sử dụng retinoids với tất cả các loại thuốc như Retin-A, Differin hoặc Tazorac và Retinol khi bạn đang cố gắng thụ thai và khi mang thai.” Tiến sĩ Grossman nói. Mặc dù chỉ có một lượng nhỏ được hấp thụ vào da, retinoid có thể gây hại cho thai nhi. Theo một nghiên cứu năm 2011, retinoid có liên quan đến dị tật bẩm sinh. “Bạn cần kiểm tra thành phần của bất kỳ mỹ phẩm chống lão hóa, trị mụn, và các sản phẩm làm trắng da, vì chúng có thể chứa retinoid”, bác sĩ Grossman cho biết thêm.
Phương pháp điều trị mụn trứng cá
Các loại mỹ phẩm điều trị mụn chứa salicylic và glycolic acid chỉ có một số lượng tương đối nhỏ được hấp thụ vào da, nhưng không có đủ nghiên cứu chứng minh chúng hoàn toàn an toàn cho thai nhi. Vì vậy, bác sĩ da liễu thường thận trọng khuyên phụ nữ mang thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai tránh sử dụng hoàn toàn.Đối với mỹ phẩm chứa benzoyl peroxide, chỉ một lượng nhỏ được hấp thụ qua da, nó dường như không gây bất kỳ nguy cơ cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên bạn nên luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về loại mỹ phẩm bạn đang sử dụng. Bác sĩ Grossman thường cho phép bệnh nhân có thai sử dụng benzoyl peroxide nồng độ thấp, chẳng hạn như 2,5%, và chỉ ở dạng sữa rửa mặt vì “Sữa rửa mặt ít tiếp xúc lâu với da và hấp thụ vào da ít hơn.”
Chăm sóc da khi mang thai bằng cách bổ sung Vitamin B3
Có giải pháp cho các nhược điểm trên da khi bạn có ý định mang thai hoặc đang mang thai, đó là vitamin B3. Vitamin B3 có tính chất chống viêm giúp giảm mụn trứng cá bùng phát. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy nó làm giảm sự tăng sắc tố, làm mờ nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi da. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa của bạn về việc uống vitamin B3 như một loại vitamin bổ sung hoặc ở dạng bôi ngoài da. Nếu tình trạng mụn của bạn quá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê toa thuốc kháng sinh chẳng hạn như erythromycin, hoặc toa azelaic acid (Finacea), thường được xem là an toàn để sử dụng cả khi cố gắng thụ thai và trong quá trình mang thai với liều lượng được khuyến cáo.
Bắt đầu kế hoạch ngăn ngừa nám da khi mang thai với kem chống nắng
Thoa kem chống nắng mỗi ngày là một thói quen cần thiết, nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng khi bạn đang cố gắng có thai hoặc đang mang thai. Kem chống nắng giúp ngăn chặn các tia cực tím gây nám da. Hãy sử dụng kem chống nắng có khả năng ngăn ngừa UVA và UVB với oxit khoáng chất kẽm và titanium dioxide. Bạn nên sử dụng một kem chống nắng với SPF 50. Lưu ý thoa lại kem sau mỗi hai giờ nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đội mũ rộng vành để bảo vệ thêm.
Tránh tiêm botox
Không đủ nghiên cứu nào chứng minh Botox an toàn khi bạn có thể có thai. Vì vậy, nếu bạn đang có lịch trình tiêm botox hãy sắp xếp kết thúc trước khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai hoặc chờ sau khi em bé ra đời hoặc đã cai sữa.”
Mang vớ y khoa để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Ngoài tác động của tăng cân và tăng áp lực và nội tiết tố tiết ra, hệ tĩnh mạch phải gánh chịu sự quá tải kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai. Có đến 20% lượng máu tăng thêm chảy qua các tĩnh mạch trong thời gian mang thai. Ngoài hình dạng tĩnh mạch ngoằn nghèo mất thẩm mỹ xuất hiện ở chân, thì các triệu chứng như phù chân, đau và nặng chân xuất hiện, đặc biệt vào cuối ngày.Các chuyên gia đã thống nhất rằng phương pháp phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch trong lúc mang thai là mang vớ y khoa đúng cách. Vớ y khoa tạo áp lực mạnh ở phần mắt cá, giảm áp lực dần cho đến phần đùi, làm cho máu dễ dàng chảy ngược lên tim. Kết quả là giúp ngăn ngừa sưng và có thể giữ cho các tĩnh mạch đã giãn không trầm trọng hơn. Vớ y khoa là một phương pháp lý tưởng để phòng ngừa bệnh tĩnh mạch. Để ngăn chặn máu ứ đọng ở chân, mang vớ ngay trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch có xu hướng cải thiện 3-4 tháng sau khi sinh con.