Hiểu đúng về bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn kích thích ăn ngon

Bổ sung kẽm cho trẻ

Dựa trên tâm lý lo lắng chung của cha mẹ khi có trẻ biếng ăn hoặc sợ con biếng ăn, tăng trưởng chậm mà hiện nay nhiều sản phẩm “ăn ngon” lại đưa ra thông điệp rằng:”Bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ là cần thiết, giúp trẻ kích thích ăn ngon, giúp tăng trưởng cho các bé còi”. Nhiều cha mẹ đã mua và cho các bé dùng rất nhiều, thậm chí cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, BYT Anh và Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh có những quy định rõ ràng về “HƯỚNG DẪN BỔ SUNG KẼM CHO BÉ”, điều mà cha mẹ nên hiểu và thực hành đúng, vì kẽm là nguyên tố nằm trong mục không được bổ sung tùy tiện cho nhi khoa.

KẼM CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Kẽm (tiếng Anh trên các nhãn thuốc là ZINC) là nguyên tố cần thiết cho hoạt động của các enzyme và hệ miễn dịch. Tuy nhiên VIỆC BỔ SUNG KẼM CHỈ KHI CÓ CHỈ ĐỊNH LÀ CÓ SỰ THIẾU HỤT KẼM – chỉ định này nên đến từ Chuyên gia dinh dưỡng.

Bổ sung kẽm cho trẻ
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

2 ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ KẼM TRƯỚC KHI BẠN SỬ DỤNG THUỐC BỔ SUNG KẼM CHO BÉ
ĐIỀU 1:
Hàm lượng Kẽm trong các loại thuốc/cốm ăn ngon là ở khoảng 2mg, đó không phải liều điều trị. Liều điều trị thường là 10mg (cho 17 tuần – 6 tháng) hoặc 20mg (cho 10- 14 ngày). Do đó, liều bình thường 2mg trong các thuốc/cốm ăn ngon không có tác dụng gì lên cải thiện tăng trưởng hay biếng ăn của bé. Thực tế, báo cáo thử nghiệm lâm sàng trên 709 bé từ 6 tháng – 31 tháng tuổi của Gs.Bs. Muller cho thấy bổ sung kẽm không cải thiện bé ăn ngon hay giúp tăng trưởng. Do đó, liều bình thường 2 mg trong các thuốc ăn ngon không có tác dụng lên cải thiện tăng trưởng hay giúp các bé ăn ngon, chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự thiếu hụt kẽm cho bé.

ĐIỀU 2:
Thuốc/cốm ăn ngon thường chứa kẽm (zinc) với các nguyên tố khác là Sắt (iron), Đồng (Copper), và Canxi (Calcium). Nếu sản phẩm chứa đồng thời các nguyên tố trên, do tỷ lệ các nguyên tố (Sắt, đồng hoặc canxi) với thành phần cao, trong khi kẽm là thành phần thấp, điều này có thể dẫn đến nguy cơ cản hấp thụ các nguyên tố trên từ thuốc cũng như từ thực phẩm các bé ăn hằng ngày – theo báo cáo của GS.BS Naira, trưởng Khoa Nhi BV Donorte. HÓA RA, muốn bé ăn ngon, cha mẹ bổ sung các thuốc chứa kẽm với các nguyên tố khác (không theo chỉ định) cho các bé, làm các bé giảm hấp thu thức ăn, thậm chí có thể có nguy cơ bệnh lý. Do đó, việc lựa chọn 1 sản phẩm cho bé cha mẹ cần tìm hiểu một cách khoa học hoặc tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG KHUYÊN CHA MẸ ĐIỀU GÌ KHI MUỐN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ?

1) Kẽm không phải là thuốc bổ sung tùy tiện. Không nên tự ý bổ sung kẽm cho trẻ khi chưa có ý kiến bác sỹ.

2) Các bé bú mẹ hoàn toàn nếu bú đủ lượng bé cần mỗi ngày thì đã đủ lượng kẽm bé cần trước 6 tháng tuổi. Các bé bú sữa công thức thì đọc thành phần sữa, đa phần sữa đã bổ sung đủ kẽm cần thiết cho bé. Sau 6 tháng tuổi – 3 tuổi, bé có thể lấy nguồn kẽm tự nhiên từ thực phẩm như thịt bò, heo, tôm, trái bơ, các loại đậu, hải sản (nhu cầu chỉ cần 3mg/ngày).

3) Nếu bổ sung kẽm cho trẻ từ thuốc bổ sung thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ là nên đọc kĩ thành phần thuốc trước khi cho bé dùng (đặc biệt các sản phẩm tự cho là “giúp bé ăn ngon”).

* CÁCH ĐỌC THÀNH PHẦN THUỐC BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ:
+ Trong thành phần: Kẽm (Zinc) không nên đi kèm với các nguyên tố Sắt (iron), Đồng (Copper), hoặc Canxi (Calcium). Sự tương tác các thành phần này có thể ảnh hưởng đến trạng thái dinh dưỡng, sức khỏe của bé như tình trạng biếng ăn lập lại, giấc ngủ xáo trộn và 1 số bệnh lý nguy hiểm khác.
+Hàm lượng Kẽm không quá 2-3 mg trong thành phần. Hàm lượng cao hơn chỉ do chuyên gia dinh dưỡng chỉ định.
+ Trong thành phần không có chứa đường (sugar)- thường gặp ở các dạng siro hay cốm, các bé dưới 1 tuổi là không nên chọn các sản phẩm chứa đường (sugar).

Related posts