Không phải mẹ nào cũng có điều kiện để chế biến thực phẩm tươi sống cho bé vì nhiều lý do (như nhà xa siêu thị, công việc…). Việc bảo quản nguyên liệu và thức ăn dặm cho bé đúng cách để tránh nhiễm khuẩn và giữ nguyên chất dinh dưỡng tối đa cho bé là rất quan trọng.
SỮA MẸ
Cách bảo quản sữa mẹ, ghi ngày để tránh sử dụng sữa mẹ khi đã quá thời gian này:
Bảo quản nhiệt độ 0-4 độ C: không quá 5 ngày.
Bảo quản trong buồng lạnh đặc biệt của tủ lạnh: không quá 2 tuần.
Bảo quản trong tủ đông nhiệt độ dưới -18 độ C: không quá 6 tháng.
THỊT HEO/BÒ:
+Nếu để ngăn mát (nên để ngăn lạnh nhất [để trong hộc])-nhiệt độ < 5 độ C: dùng trong 2 ngày
+Nếu để ngăn đá (nhiệt độ < -18 độ C): thịt mua về nên chia nhỏ [hoặc xay nhuyễn] để vào từng ngăn làm viên đá, tốt nhất nên cho bé dùng trong vòng 7 ngày.
CÁ, HẢI SẢN và THỊT GÀ (GIA CẦM):
+Nếu để ngăn mát thì nên để ngăn lạnh nhất (để trong hộc) – nhiệt độ dưới 5 độ C và dùng trong vòng 1 ngày.
+Nếu để ngăn đá (nhiệt độ dưới -18 độ C): thịt mua về nên chia nhỏ (hoặc xay nhuyễn) để vào từng ngăn làm viên đá và nên cho bé dùng trong vòng 4-5 ngày là tốt nhất.
RAU CỦ-TRÁI CÂY:
Các loại rau cho lá: không rửa, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 2-4 ngày là tốt nhất. (khi dùng thì hãy rửa sạch)
Các loại củ: bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 10 ngày là tốt nhất.
Nếu đã nấu chín và nghiền nát, lưu ý 3 bước sau:
+Bước 1: sau khi nấu xong, làm lạnh nhanh trong 1 tiếng.
+Bước 2: để riêng các loại rau củ, chia nhỏ vào từng ngăn của vĩ làm đá.
+Bước 3: Lưu trữ nhiệt độ dưới -18 độ C, khuyên dùng trong 2-3 tuần.
MỘT SỐ TRÁI CÂY THÔNG DỤNG KHI CHÍN: nên bảo quản lạnh ở ngăn mát và thời gian nên cho bé ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất, sau thời gian này chất dinh dưỡng bắt đầu giảm:
Chuối : 1-2 ngày
Đu đủ: ăn trong 7 ngày
Nho : không quá 5 ngày
Thơm: 3 ngày
Kiwi: dùng trong 1 tuần
Bơ: 2-5 ngày
Mãng cầu: dùng trong 3 ngày
Dưa hấu: 5 ngày
Táo (thu hoạch trong tháng 2-tháng 7): 2 tuần
Dâu tây: 2 ngày
Táo (thu hoạch trong tháng 8-tháng 1): 1 tháng
MỘT SỐ RAU CỦ LƯU TRỮ VÀ THỜI GIAN BÉ ĂN TỐT NHẤT:
Bí đỏ: 1 tuần
Bộng cải xanh: 5 ngày
Cà chua: 3-4 ngày
Bông cải trắng: 1 tuần
Cà rốt: 2 tuần
Khoai lang: 1 tuần
Bắp còn vỏ : 2-3 ngày
Ớt chuông: 1 tuần
Bắp bóc vỏ (tách hạt): 1-2 ngày
Dưa leo: 1 tuần
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN ĐẶC BIỆT 1 SỐ THỰC PHẨM:
KHOAI TÂY: Khoai tây mua về bỏ vào túi giấy, để vào ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 7 ngày. Tốt nhất nên ăn khoai tây tươi và bảo quản lâu, vỏ sáng màu, không mọc mầm.
KHOAI LANG: Để ở nhiệt độ phòng (ko để tủ lạnh), nơi ít ánh sáng, và nên dùng trong 7 ngày sau khi mua. Nấu khoai lang bằng lò vi sóng là cách tốt nhất nguyên chất dinh dưỡng cho khoai lang.
TRỨNG: Không rửa trứng với nước trước khi bảo quản vì sẽ làm hư hại lớp màng bảo vệ trứng khỏi vi khuẩn. Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Tốt nhất là trong tủ lạnh. Lý do không nên lưu trữ trứng ở nhiệt độ thường vì một lượng lớn vitamin E có thể bị mất đi. Thức ăn đã chế biến có trứng bên trong thì nên ăn ngay sau khi chế biến, nếu nhiều quá ăn không hết, thì nên chia ra, làm lạnh nhanh phần muốn bảo quản, bỏ vào tủ lạnh và ăn trong 2 ngày. Làm lạnh nhanh rất đơn giản bằng cách bỏ phần thức ăn vào chén đặt giữa tô lớn, cho nước lạnh vào tô, để 2-3 phút, quá trình làm lạnh nhanh kết thúc, cho vào tủ lạnh.
NẤM: Nấm mua về không rửa mà dùng khăn giấy lau sạch bụi đất (nếu có), bỏ vào túi giấy, để trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong 5 ngày. (Khi dùng rửa sạch.)
NGUYÊN TẮC RÃ ĐÔNG:
+Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước chảy (nên để thực phẩm vào 1 vật đựng kín, cho dưới vòi nước chảy). Không rã đông ở nhiệt độ phòng (đặc biệt cá/gà/hải sản) vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
+ Có thể dùng lò vi sóng có chế độ rã đông. Lưu ý: khi rã đông bằng lò vi sóng thì nên chế biến ngay sau đó.
+ Không nên tái đông lại những thực phẩm đã rã đông.
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM:
Tất cả thực phẩm bảo quản, nên dán nhãn ghi rõ thành phần, ngày giờ bảo quản. Các nguyên tắc bảo quản trên phải được kết hợp với 4 đánh giá quan trọng sau:
+Đánh giá bằng mắt: Nếu thấy thực phẩm có vẻ đổi màu, không còn nhìn tươi nữa –> Bỏ ngay
+Đánh giá bằng mũi: Nếu ngửi thực phẩm có mùi chua hay lên men, hay khó chịu–> Bỏ ngay
+Đánh giá bằng sờ: Nếu sờ thực phẩm thấy nhơn nhớt hay vón cục –> Bỏ ngay
+Đánh giá bằng nếm: Nếu nếm thử thấy có vị chua hay đổi vị (đặc biệt là sữa)–> Bỏ ngay