Khoai lang chứa nhiều chất xơ, các vitamin, chất chống oxy hóa là nguồn dinh dưỡng rất giá trị cho bé. Sau đây là các bước giúp bạn chế biến món ăn dặm khoai lang bổ dưỡng cho bé.
Bước 1: Chọn mua khoai lang
Món ăn dặm khoai lang có vị thơm ngọt, dễ ăn và là món ăn mà các bé rất yêu thích. Đặc biệt khi kết hợp cùng sữa mẹ tạo nên hương vị ngọt ngào, kết cấu mềm mịn rất thích hợp cho bé ăn dặm. Sau khi bé đã làm quen với mùi vị khoai lang, bạn có thể trộn khoai lang với nhiều loại trái cây, rau củ khác, và các loại thịt. Khoai lang có sẵn quanh năm, nhưng mùa vụ cao điểm là mùa thu. Hãy chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt, không quá to dễ bị xơ, chỉ nên chọn củ cỡ vừa để làm.
Bước 2: Rửa sạch và gọt vỏ và cắt nhỏ khoai lang
Rửa sạch khoai lang trong nước lạnh. Chà xát với một bàn chải rửa nhỏ để loại bỏ bụi bẩn, đất cát. Rửa sạch một lần nữa, sau đó gọt vỏ khoai lang và cắt ra thành miếng nhỏ.
Bước 3: Luộc khoai lang
Đun nước sôi trong một cái chảo vừa. Giảm lửa cho nước sôi liu riu và nấu khoai lang cho đến khi mềm (khoảng 15 phút). Vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 4: Nghiền nhuyễn khoai lang
Bỏ khoai lang vừa luộc vào máy say sinh tố, xay mịn. Thêm nước ấm để tạo độ sánh. Nếu không có máy say, có thể bỏ qua rây, nghiền nhuyễn. Khi bé đã sẵn sàng cho ăn bốc tay (thường là khoảng 10 tháng) bạn có thể cho bé ăn khoai lang nấu chín và cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 5: Dùng khoai lang nghiền
Khoai lang nghiền có mùi vị thơm ngon. Hoặc bạn có thể trộn với nhiều loại rau, trái cây, thịt và gia vị khác. Hãy thử trộn khoai lang nghiền với: táo, bí đỏ, đào, đậu xanh, bông cải, thịt bò, ức gà…
Bước 6: Bảo quản món ăn dặm khoai lang
Để khoai lang nguội, cho vào hộp bảo quản, cất vào tủ lạnh và dùng trong vòng 3 ngày.
Lưu ý: Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ nhi khoa của bạn trước khi giới thiệu con bạn một món ăn mới, đặc biệt là nếu em bé bị dị ứng thực phẩm.