Thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé khi ăn dặm nhằm mục đích ngăn ngừa dị ứng và phù hợp với hệ thống men tiêu hóa phát triển từng độ tuổi để các bé ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa. Các mẹ cần lưu ý khi nào cho bé ăn dặm những món như nước yến, hạt chia, gạo lứt, sữa chua, lươn, gà, cá, tôm, hải sản… và giới hạn số lượng cho bé ăn trong tuần.
1. NƯỚC YẾN (KỂ CẢ TỔ YẾN, YẾN SÀO, HỦ YẾN SIÊU THỊ) và MẬT ONG (hoặc SỮA ONG CHÚA)
Theo BYT Anh, yến sào (nước yến) hay mật ong (sữa ong chúa) có nguy cơ dị ứng rất cao cho các bé dưới 1 tuổi, chỉ nên thử khi các bé trên 1.5 tuổi. Mật ong bình thường (bán trong siêu thị) có thể dùng cho bé trên 1 tuổi, nhưng mật ong rừng (raw honey) thì cho bé trên 2 tuổi.
2. DẦU OLIU, DẦU ÓC CHÓ, DẦU BƠ, DẦU DỪA, DẦU GẤC
LỜI KHUYÊN: Dùng dầu nào cũng được, không phân biệt về dinh dưỡng. Thậm chí, chỉ cần dùng dầu thực vật bình thường trong chế biến thức ăn cho bé là được.
CÁCH DÙNG DẦU: Chỉ cần 1-2 muỗng/ngày, tuần không quá 4-5 ngày cho các bé dưới 1 tuổi do bé có thể lấy chất béo từ những nguồn khác. Bữa nào chế biến có chiên với dầu thì không cần cho dầu vào cháo hay thức ăn. Quá nhiều dầu cũng gây biếng ăn và rối loạn tiêu hóa.
3. HẠT CHIA
Cũng thường hay gắn với quảng cáo ” giàu omega-3″
Hạt Chia cũng giống như hạt bình thường, cũng không chứa omega-3 DHA/EPA cho sự phát triển trí não của bé, chỉ chứa ALA, vitamin và khoáng như 1 số hạt khác.
Bé từ 6 tháng tuổi có thể cho hạt Chia , nên ăn cân bằng như các hạt khác, ngày ăn 5 gr, tuần cũng không nên quá 4 ngày.
4. GẠO LỨT
Gạo lứt không thích hợp cho bé dưới 5 tuổi vì loại gạo này tạo cảm giác bé no nhanh, bé sẽ không nhận đủ năng lượng bé cần.
5. SỮA CHUA, PHÔ MAI
Các bé có thể được giới thiệu pho mai (cheese cubes), fromage và sữa chua (yogurt) ở tuần thứ 7-8 ăn dặm hoặc ở tháng thứ 7.5 – 8.
6. YẾN MẠCH
Trong hướng dẫn về ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi, trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng Anh Quốc trang số 5 có viết về thứ tự tinh bột cho các bé Châu Á: gạo nên là dạng tinh bột đơn đầu tiên phù hợp với các bé Châu Á, khi đã quen dần với gạo, có thể giới thiệu yến mạch (oats), yến mạch cũng giống như bún, mì nên giới thiệu như 1 vài bữa thay cháo trong tuần, 2 bữa/tuần, không nên thay thế cháo hoàn toàn.
7. THỊT BÒ/HEO
Hiệp Hội Dinh dưỡng Anh và Viện nhi khoa của Mỹ đều khuyến khích các bé ăn thịt heo bò để cung cấp sắt nguyên tố khi vào tuần thứ 2 ăn dặm.
8. LƯƠN, THỊT GÀ, CÁ TÔM HẢI SẢN CUA ĐỒNG/BIỂN, THỊT CHIM
Tất cả các loại này có thể giới thiệu sau 7.5 tháng tuổi (hoặc sau tuần 7-8 ăn dăm), nhưng theo thứ tự sau:
* Cá đồng –>Thịt gà –> tôm–> lươn –> cua đồng
* Sau đó, đến cá biển: cá thu –> cá hồi –> cá biển khác
* Các loại hải sản khác thì giới thiệu khi bé ít nhất 10 tháng tuổi
* Thịt chim bồ câu hoặc các loại chim khác có thể giới thiệu sau 9 tháng.
9. RAU BINA (CHÂN VỊT)
Rau bina (Spinach) nên giới thiệu cho bé trên 8 tháng tuổi, giới thiệu vài dịp trong tuần như 1 số rau khác. Dưới 8 tháng tuổi bé không nên dùng vì việc mức độ cao nitrate trong rau bina có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
10.NƯỚC DỪA – NƯỚC CỐT DỪA
Nước dừa có thể giới thiệu sau 7 tháng tuổi, tuy nhiên giới thiệu 1 vài dịp trong tuần.
Cái dừa (cơm dừa): chỉ cho bé ăn sau 1 tuổi
Nước cốt dừa thì nên giới thiệu bé sau 9 tháng tuổi.
Không nên lạm dụng dùng nước dừa hay nước cốt dừa để nấu ăn hay chế biến cho bé.
11. NẤM CÁC LOẠI:RƠM/ĐÔNG CÔ/MÈO/BÀO NGƯ
Có thể giới thiệu tuần thứ 6 ăn dặm.
12. ĐẬU HỦ
Có thể giới thiệu tuần thứ 4 ăn dặm (hoặc 6.5-7 tháng tuổi). Tuy nhiên, chỉ dùng 1 vài dịp trong tuần, không nên dùng quá 3 ngày/tuần.