Mẹo hay đoán bệnh cho con bằng cách quan sát nước tiểu

Bé đi tiểu màu vàng sậm

Tiểu tiện phản ánh 1 phần quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của bé. Hơn nữa màu sắc và mùi của nước tiểu cũng sẽ cho thấy tình trạng sức khỏe của bé từ bên trong. Rất nhiều cha mẹ luôn lo lắng: liệu bé đi tiểu tiện như thế nào là đang tăng trưởng tốt? Và bé đi tiểu quá nhiều lần có vấn đề gì không?

Bé đi tiểu màu vàng sậm

  1. Quan sát số lần đi tiểu: để biết bé đủ dung dịch điện giải cho các hoạt động tăng trưởng bình thường của bé. Các mẹ có thể tham khảo số lượng tiểu bình thường của bé:
    * BÉ MỚI SINH NGÀY ĐẦU TIÊN: 1 lần
    * BÉ 1 -6 TUẦN ĐẦU TIÊN: 5-6 lần (45 ml/lần = 3 muỗng múc cơm)
    * BÉ 6 TUẦN TRỞ ĐI: Số lần đi tiểu đa dạng từng bé, tuy nhiên ít nhất 4-5 lần lớn (116ml/lần)
  2. Quan sát màu sắc nước tiểu: nên ít mùi hoặc không mùi, vàng nhạt hoặc không màu. Khi ăn dặm thì mùi nước tiểu ngày hôm đó có thể tăng mùi. hoặc 48 giờ sau mùi nước tiểu nên trở lại bình thường.
  3. Lưu ý tình trạng đi tiểu bất thường của bé:
  • NHIỄM TRÙNG TIỂU: Rất dễ gặp ở bé gái hơn bé trai, và thường gặp ở bé dưới 1 tuổi với các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần (>20 lần) kèm các triệu chứng lâm sàng sau: sốt, ói, hay nhợn, nước tiểu có lẩn ít máu nhẹ, bé hay quấy khóc, đau bụng. Điều trị: Tùy vào tình trạng bệnh phải điều trị thuốc bởi bác sĩ.

    Bé bị sốt và quấy khóc
    Bé bị sốt và quấy khóc
  • HỘI TRỨNG TIỂU LẮT NHẮT: Nhiều cha mẹ lo lắng liệu có vấn đề khi bé hay đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần 15-20 lần/ngày, lượng ít mỗi lần (thường gặp các bé trên 2 tuổi, tuổi bị nhiều là 4-6 tuổi). Triệu chứng chỉ có đi tiểu nhiều, nhưng không có kèm các dấu hiệu như Sốt, ói, hay nhợn, nước tiểu có lẩn ít máu nhẹ, bé hay quấy khóc, đau bụng. Đây không phải là bệnh, điều này là bình thường, các bé sẽ tự điều chỉnh 2-3 tháng. Cha mẹ chỉ nên ủng hộ tinh thần bé, đừng thắc mắc nhiều vấn đề này với bé làm bé bị tâm lý (đạc biệt các bé lớn hơn 4 tuổi).
  • NƯỚC TIỂU VÀNG ĐẬM:  Nước tiểu của bé dưới 6 tháng nên là màu vàng nhạt hoặc không màu. Trên 6 tháng có thể sẽ vàng hơn 1 ít. Tuy nhiên, một vài trường hợp nước tiểu của bé có thể rơi vào vàng đậm trong 1 vài dịp, điều này không quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng vàng của nước tiểu kéo dài hoặc thường xuyên là một vấn đề cha mẹ cần lưu ý quan tâm và thông báo với bác sĩ. Triệu chứng: nước tiểu vàng hoặc cam, nhưng không nên có vết máu (hồng nhẹ). Triệu chứng màu vàng của nước tiểu sẽ rơi vào 2 trường hợp sau:
    • TRƯỜNG HỢP 1: Số lần đi tiểu của bé trong ngày ít hoặc giảm.  Đa phần các bé không đủ lượng dung dịch điện giải, các bé bú mẹ hoàn toàn thì nên cho bé bú thường xuyên. Các bé có thể bù nước theo công thức sau:
      * 800 ml – sữa hoặc nước ép trái cây (bé 6-12 tháng)
      * 920 ml- sữa hoặc nước ép trái cây (bé 1-2 tuổi)
      * 1040 ml – sữa hoặc nước ép trái cây (bé 2-3 tuổi)
      * 1400ml – sữa hoặc nước ép trái cây (bé 4-8 tuổi)
      * 1900ml – sữa hoặc nước ép trái cây (bé gái từ 9 -13 tuổi)
      * 2100ml – sữa hoặc nước ép trái cây (bé trai từ 9-13 tuổi)

      Mẹo hay cho mẹ không lo thiếu sữa cho con bú
      Bổ sung điện giải cho bé
    • TRƯỜNG HỢP 2: Số lần đi tiểu của bé không thay đổi, vẫn bình thường (lượng nước tiểu vẫn đủ lớn). Một số nguyên nhân có thể gây ra nước tiểu vàng, khi bé vẫn đi tiểu đủ số lần:
      * Do bé có đang dùng 1 số thuốc như phenazopyridine, rifampin, warfarin sẽ làm thay đổi màu nước tiểu.Bé tiểu màu lạ
      * Do bé đang dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng liên quan đồng, sắt. Nên tư vấn với bác sĩ về việc dùng các loại thuốc này và không tự ý cho bé dùng lâu dài.
      * Do bé đang bị stress hoặc thay đổi tâm lý. Cha mẹ nên nói chuyện với bé nhiều hơn, hoặc nếu bé còn bú mẹ thì tăng tương tác da kề da trước bú để giúp bé thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4-6 tuần mà đi kèm với các biểu hiện phụ như bé ít nói, hay chỉ chơi 1 trò (không muốn chia sẽ với ai, thu mình vào 1 trò), ăn uống kém, chậm ngôn ngữ, không thường xuyên nhìn vào mắt cha mẹ khi nói chuyện. Nếu có những biểu hiện trên, cha mẹ nên dẫn bé tư vấn chuyên gia tâm lý thần kinh kết hợp chuyên gia dinh dưỡng để giúp bé hoạt bát trở lại. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp nhẹ đều tự điều chỉnh sau vài tuần nếu cha mẹ nhận ra và giúp bé vui chơi và cảm thấy thoải mái trở lại.

Nguồn Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

Related posts