Trẻ bướng bỉnh và không nghe lời phải làm sao?

Trẻ bướng bỉnh không nghe lời phải làm sao?

Những người có thể nói chuyện với nhau thoải mái, thấu hiểu được nhau, là vì nói cùng 1 ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây không phải theo nghĩa là ngôn ngữ giữa các quốc gia. Mà cần hiểu theo nghĩa rộng hơn. Từ đó, hãy nghĩ về bọn trẻ. Vì sao trẻ bướng bỉnh? Vì sao trẻ chống đối lại bố mẹ? Vì sao trẻ không muốn tâm sự, trò chuyện với các bậc phụ huynh?
Bạn có thể nghĩ đến nhiều lí do khác nhau. Nhưng có 1 lí do căn bản nhất: Rất có thể vì bạn và con đang nói chuyện với nhau không cùng 1 ngôn ngữ.

Vì sao trẻ bướng bỉnh?
Vì sao trẻ bướng bỉnh?

Khi con thưởng thức một cái bánh ngon, và có thể bé chưa thực sự khéo léo để việc ăn uống được gọn gàng và làm rơi vãi. Bé đang rất vui vì cái bánh ngon thật. Nhưng mẹ không vui chút nào vì phải thêm việc dọn dẹp. Và vì thế, trong mắt mẹ, trẻ làm vậy là hư.
Khi con chưa buồn ngủ, mà đèn tắt, đương nhiên việc duy nhất nó có thể làm là hát và nói chuyện 1 mình cho xả bớt năng lượng còn dư trong người. Người lớn cũng vậy thôi, khi chưa buồn ngủ, họ có điện thoại, có sách, hoặc đơn giản là nằm vắt tay lên trán suy nghĩ. Còn trẻ thì gây náo động. Nhưng bố mẹ không muốn như vậy. Và vì thế, bé ăn đòn.
Đứa trẻ 3 tuổi, không hiểu gì cả. Tại sao bé ăn bánh lại bị mắng là hư? Tại sao hát và nói chuyện 1 mình trong khi mẹ ngồi máy tính và bố xem điện thoại lại bị đánh đòn?

Khi bé và chúng ta nhìn nhận cùng 1 sự việc theo 2 hướng khác nhau, xung đột bắt đầu xảy ra. Bé sẽ trở nên bực bội, khó chịu và chống đối. Chúng ta càng la mắng bé, đánh bé. Bé chống đối nhiều hơn. Và khi đó, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ.

La mắng làm trẻ bướng bỉnh hơn
La mắng làm trẻ bướng bỉnh hơn

Thế nên, đừng thắc mắc vì sao có những đứa trẻ ngày càng hư, ngày càng nghịch ngợm hay bướng bỉnh. Vì sao có những đứa trẻ luôn giấu diếm bố mẹ đủ thứ chuyện. Có những đứa trẻ, khi lớn lên, được bước chân ra ngoài xã hội là một sự giải phóng.
Tất cả là do chúng ta. Cách suy nghĩ và chúng ta hành xử với bé, cách chúng ta coi trọng các việc nhỏ nhặt khác hơn là niềm vui của trẻ. Tâm hồn trẻ thơ còn mỏng manh, non nớt và nhạy cảm dù đôi khi bé tỏ ra bướng bỉnh, không vâng lời. Chúng ta hãy cúi người thật thấp, hãy nhìn vào đôi mắt trong trẻo của bé, gạt đi mọi lo toan, mọi bức xúc, để thực sự lắng nghe bé, hiểu bé muốn gì, bé đang nghĩ gì và tại sao bé lại cư xử như vậy. Khi đó, bạn sẽ nói chuyện cùng con bằng cùng 1 ngôn ngữ. Ngôn ngữ trẻ thơ. Điều đó rất vui và sẽ làm cho chúng ta tự thanh lọc chính tâm hồn mình.

Hãy lắng nghe con
Hãy lắng nghe con

Related posts