Mức độ tàn phá kinh hoàng do nhiễm độc chì lên cơ thể người

Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người

Chì là kim loại nặng có độc tính cao và bị giới hạn trong nhiều sản phẩm để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Nhiễm độc chì xảy ra khi lượng chì trong cơ thể tích tụ ở mức cao, quá trình nhiễm độc chì thường xảy ra trong khoảng thời gian vài tháng tới vài năm khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chì từ bên ngoài.

Chì có thể ở khắp mọi nơi như trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm, nước, đồ chơi, mỹ phẩm, vật dụng có chứa chì… Cụ thể, chì có thể xâm nhập vào cơ thể do hít bụi từ các loại sơn cũ chứa chì, hay tiếp xúc với nguồn nước, nguồn đất bị ô nhiễm chì, hít thở không khí từ các hoạt động công nghiệp có chì… Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy theo độ tuổi, cơ thể trẻ em hấp thụ chì nhiều hơn người lớn đến 4- 5 lần.

Mức độ chì an toàn trong máu người trưởng thành là 10 micrograms trên 1 deciliter máu, ở trẻ em là 5 micrograms. Nếu xét nghiệm mà kết quả vượt ngưỡng này thì điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đã bị nhiễm độc chì.

Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người
Xét nghiệm máu để biết mức độ chì trong cơ thể

Tác hại của nhiễm độc chì đối với trẻ em

Nhiễm độc chì ở hàm lượng cao có thể dẫn tới tình trạng mất trí nhớ, mất kiểm soát đối với trẻ nhỏ. Chì ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ dẫn đến giảm chỉ số thông minh, giảm sự tập trung và tăng hành vi chống đối xã hội, giảm khả năng tiếp thu kiến thức và trình độ học vấn. Nhiễm độc chì còn dẫn tới tình trạng chậm lớn, giảm cân nhanh đồng thời xuất hiện các cơn đau bất thường.

  • Ở mức độ nặng – nồng độ chì trong máu trên 70 µg/dL: chì tấn công vào não và hệ thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nặng có thể để lại hậu quả chậm phát triển trí tuệ, còi xương và rối loạn hành vi.

    Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người
    Trẻ bị nhiễm độc chì nặng
  • Ở mức độ trung bình – nồng độ chì trong máu từ 45 đến 70 µg/dL: xuất hiện tổn thương thần kinh trung ương như tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, chán ăn…

 

Tác hại của nhiễm độc chì với người lớn

  • Ở mức độ nặng – nồng độ chất chì ở trong máu trên 100 µg/dL: hệ thần kinh trung ương ở não xuất hiện cơn co giật, hôn mê, liệt thần kinh sọ não, rối loạn tiêu hóa, nôn kéo dài, biểu hiện bệnh lý thận…
  • Ở mức độ trung bình – nồng độ chì trong máu từ 70 đến 100 µg/dL: đau đầu, mất trí nhớ, suy giảm khả năng tình dục, rối loạn tiêu hóa, vị giác có vị kim loại, đau bụng, táo bón…
  • Ở mức độ nhẹ – nồng độ chì trong máu 40 – 69 µg/dL: buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, có dấu hiệu bệnh lý thận, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu của nhiễm độc chì

Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người
Nhiễm độc chì gây tổn thương các tế bào não

Dấu hiệu nhận biết dễ nhất với người nhiễm chì là nướu răng xuất hiện các vết xanh đen lớn, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu này thì cơ thể đã nhiệm độc chì nặng. Các dấu hiệu nhiễm độc chì khó phát hiện do những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người
Nướu và răng xuất hiện các vết xanh đen
  • Những dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm độc chì với người trưởng thành là huyết áp cao, nội tạng đau đớn, mỏi hệ thống cơ, đau cơ, đau đầu, trí nhớ giảm sút, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tiêu hóa và tâm trạng thất thường.
  • Trẻ nhiễm độc chì thường chán ăn, bỏ bữa, giảm cân nhanh, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa… Ở một số trẻ, nhiễm độc chì dẫn tới xuất hiện các tổn thương da.

    Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người
    Dấu hiệu tổn thương da ở trẻ bị nhiễm độc chì

Phòng tránh nhiễm độc chì như thế nào?

  • Hãy định kỳ kiểm tra tình hình sức khỏe, xét nghiệm máu để xác định nồng độ chỉ trong máu nhằm có biện pháp xử trí kịp thời. Trẻ em là đối tượng gặp ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới nhiễm độc chì, nên cha mẹ cần theo dõi nếu con mình có các dấu hiệu đã liệt kê phía trên.
  • Ngoài ra cần chú ý vệ sinh thường xuyên đồ chơi của trẻ, không để trẻ ngậm hay nhai đồ chơi bẩn, dính đất vì trong đó có thể chứa hàm lượng chì cao.

    Tác hại của nhiễm độc chì với cơ thể người
    Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé
  • Vệ sinh thường xuyên các đồ gia dụng, sàn nhà sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để tránh nhiễm độc chì.
  • Với những gia đình sử dụng các ống nước kim loại có tuổi thọ lâu, nếu có thể hay thay thế ống nước hoặc để cẩn thận hơn hãy xả nước lạnh trước vài phút rồi mới sử dụng để giảm lượng chì ở đầu ra của vòi nước.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống được cảnh báo lượng chì cao có thể gây nhiễm độc chì.

    Trà C2 và nước tăng lực Rồng đỏ nhiễm độc chì
    Trà C2 và nước tăng lực Rồng đỏ và nghi vấn gây nhiễm độc chì

Related posts