Bí quyết cực hay giúp mẹ bầu bớt khó chịu vì ốm nghén

Bí quyết khi giảm khó chịu vì ốm nghén khi mang thai

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ tiết ra 1 số loại nội tiết tố giúp tử cung không bị cơ bóp để tránh hiện tượng sẩy thai khiến các cơ liên quan đến tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng làm người phụ nữ gặp 1 số tình trạng như đầy hơi, táo bón, buồn nôn, nhạt miệng…

Ốm nghén là một triệu chứng thường gặp ở thai phụ. Nguyên nhân chính là do nội tiết và hormone của bà bầu biến đổi để chuẩn bị nuôi một mầm sống mới. Cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Đồng thời, khi mang bầu khứu giác trở nên nhạy cảm hơn, khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và buồn nôn.

Tuy nhiên, một số trường hợp ốm nghén nặng, không ăn uống được sẽ dẫn đến tình trạng thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu… có thể ngất và hôn mê.

Bên cạnh đó, nôn nhiều dễ khiến thai phụ bị đầy hơi tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Còn với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và thai chết lưu. Trường hợp nghén nặng cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.

Bí quyết khi giảm khó chịu vì ốm nghén khi mang thai
Bí quyết khi giảm khó chịu vì ốm nghén khi mang thai

Để giảm ốm nghén cho bà bầu, các bạn nên tránh những áp lực, những căng thẳng trong cuộc sống, nên uống nước thường xuyên để phòng tình trạng mất nước. Các mẹ nên bổ sung thêm vitamin để đảm bảo đầy đủ chất như: sắt, acid folic, canxin.. cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng những phương pháp tự nhiên như: dùng gừng tươi, bạc hà. Đây là loại thảo dược phổ biến trong Đông y, nổi tiếng với tác dụng chống cảm giác buồn nôn. Bạn có thể uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng bất cứ khi nào bạn cảm thẩy buồn nôn. Mẹ bầu nên tránh những thực phẩm dễ gây ói.

Thai phụ nên tăng cường trong bữa ăn của mình các thực phẩm như: gạo lức, khoai, ngô. Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú.

Bắp ngô có chứa chất thiamine rất cần thiết cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.

Related posts