Tuyệt chiêu dạy con nghe lời mà không cần hình phạt nào

Khi con nghịch ngợm nhiều mẹ có thể cảm thấy mất bình tĩnh và la mắng bé. Phản ứng vùng vằng, dậm châm, la khóc, đập đồ chơi khi bị mắng là hành vi thường xảy ra. Đây là biểu hiện khi bé cảm thấy bị mất yêu thương đột ngột. Đa phần đây là hành động thông thường nhưng nếu người lớn không xử lý khéo léo sẽ làm trẻ dần trở nên ương bướng và không nghe lời.

tre-uong-buong-khong-nghe-loi4

Vậy cách giải quyết tốt nhất khi bé làm sai là gì?
Khi bé làm gì sai và bạn chuẩn bị la mắng bé, bạn nên bế và dẫn bé ra khỏi nơi bé làm sai. Để 3 phút yên lặng không nói gì với bé, 3 phút này cũng làm bạn bình tĩnh hơn. Sau đó, bạn dẫn bé lại nơi xảy ra tình huống sai đó và nói với bé: con vừa mới làm 1 việc làm mẹ rất không hài lòng và hỏi bé có vui vẻ giải quyết vấn đề với bạn không.

Ví dụ: Bạn vừa dọn đống đồ chơi của bé, bé lại bày ra. Bạn không nên la bé hoặc giật lấy đồ chơi trên tay bé. Bạn có thể bế bé đến chân cầu thang và ngồi im lặng với bé 3 phút. Sau đó, bạn dẫn bé lại khu vực bừa bộn và nói với bé với giọng nghiêm là bạn không hài lòng và hỏi bé liệu con có thể lấy những chiếc xe hơi cho vào giỏ giúp mẹ được không? Làm nhiều lần như vậy, bé sẽ cảm thấy được tôn trọng, không bị mất yêu thương đột ngột, hơn nữa bé cảm thấy giúp mẹ là việc làm bé thích hơn (Bé nào cũng thích làm điều này, nhưng cha mẹ ít cho bé cơ hội để tự lập).

tre-uong-buong-khong-nghe-loi5

Đối với bé từ 1 tuổi trở lên: Khi bé làm sai, cha mẹ nên tách bé ra khỏi tình huống, để bé có thời gian suy nghĩ hành động của bé (2-5 phút). Sau đó, bạn thể hiện quan điểm “Không hài lòng của bạn” bằng cách đứng thẳng, 2 tay để 2 bên hông (tuyệt đối không chỉ tay vào mặt bé) và nói với giọng nghiêm là mẹ không hài lòng về hành vi của con.
Cha mẹ cũng nên bắt đầu dạy bé xử lý tình huống bằng ngôn ngữ, thể hiện quan niệm “Không” của cha mẹ nên rõ ràng để bé hiểu là bạn đang nghiêm túc dạy bé.

tre-uong-buong-khong-nghe-loi6

Related posts