Con quá nhút nhát, sợ người lạ có đáng lo không?

Cách xữ lý khi con bạn quá nhút nhát

Nhà em rất đông người, người ra vào liên tục, nhưng con em 2.5 tuổi nhút nhát lắm, cứ thấy người lạ là chỉ nép vào mẹ, nhìn rồi khóc, đòi bế. Khi cho bé ra chỗ vui chơi với các bé khác, bé cứ đeo mẹ, không vào chơi với các bạn. Nhiều lần tức quá, em bế bé bỏ vào nhà banh để bé chơi, bé khóc thét, luôn miệng nói “ghét mẹ”, đánh vào tay và mặt em khi bồng bé ra. Biểu hiện vậy có phải là bé quá nhút nhát.

Cách xữ lý khi con bạn quá nhút nhát
Cách xữ lý khi con bạn quá nhút nhát

TRẢ LỜI: Tôi có thể chia 2 giai đoạn như thế này:
Trẻ biểu hiện nhút nhát ở độ tuổi 10 – 18 tháng tuổi, thường hay dính với mẹ hoặc người chăm sóc. Biểu hiện này thường được gọi là separation anxiety. Trẻ sẽ tự hết biểu hiện trước 2 tuổi.

Trẻ từ 2 có biểu hiện nhút nhát gồm 1 số biểu hiện trong tình huống kể trên là một 1 bước phát triển thông thường và tạm thời trong phát triển não bộ. Trẻ cần không gian và thời gian để hiểu tình huống và thích ứng. Cha mẹ không nên quá lo lắng về biểu hiện này. Hãy nói trước với những người quen là bé cần thời gian làm quen, bạn cứ nói chuyện với họ trước, bế bé bên cạnh, lâu lâu bạn vuốt tóc hoặc mặt bé để bé có cảm giác bao gồm trong cuộc trò chuyện, bé sẽ học được cử chỉ khuôn mặt của bạn và họ, rất nhanh bé dễ hòa nhập.

be-so-nguoi-la

Khi cho bé đến khu vui chơi, cũng đừng thấy khó chịu tại sao bé không vào chơi ngay với các bạn. Ngay cả bạn cũng không thể làm quen với 1 ai đó, nếu thời gian không chín mùi. Bé cũng vậy, cần hiểu hoạt động đó là gì. Bạn cứ để bé ngồi đó, bạn lấy 1 vài món đồ chơi, chơi với bé và yêu cầu bé chạy vào lấy món đồ cho bạn, để tự bé điều chỉnh có chạy vào lấy đồ chơi hay không. Khi bé chạy lấy, bạn khen khích lệ bé, và từ từ dẫn dụ bé vào cuộc chơi. Đừng mong đợi bé giao tiếp với bé khác liền, thường cuộc giao tiếp liền là đánh nhau. Cứ để bé quyết định có giao tiếp không hoặc đơn giản khích lệ bé lấy cái gì đó đưa cho bạn, nhưng bạn không nên cầm cái gì bé vừa cầm đưa cho bé kia. Tại sao? Vì sẽ có 1 cuộc xung đột vì não bé vẫn đang học, đừng tạo nhiều tình huống cảm xúc phức tạp để bé phân tích.

Nguồn Bác sỹ Anh Nguyễn

Related posts

Leave a Comment